Tìm
 Thứ Hai - Thứ Bảy 8:00 - 17:00 |  0939 724 580
 Lô M, ô số 31, đường Lý Thái Tổ, KP.2, P. Phú Hòa, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Category Archives: Chưa được phân loại

Phân loại rau, củ trước khi bảo quản trong tủ lạnh

Mỗi loại rau củ đều có cách bảo quản rau trong tủ lạnh riêng vì thời gian và điều kiện độ ẩm bảo quản khác nhau. Bạn nên phân loại cụ thể rau, củ và cho vào túi riêng trước khi cho vào tủ lạnh. Một số loại rau củ cần cách bảo quản riêng, như nấm chẳng hạn, bạn hãy bọc bằng giấy báo để bảo quản thay vì túi hoặc hộp kín nhé.

Loại bỏ phần rau, củ hư hỏng

Những phần bị hỏng sẽ sinh ra khí ethylene, nấm mốc sẽ lây lan và làm hư những thực phẩm khác. Vì vậy, bạn nên sơ chế rau, củ trước khi bảo quản. Ví dụ, bạn hãy cắt bớt phần ngọn su hào, cà rốt… hoặc loại bỏ rễ, lá dập của các loại rau ăn lá chẳng hạn.

 Không rửa rau, củ trước khi bảo quản trong tủ lạnh

Tốt nhất, chúng ta không nên rửa rau, củ trước khi cho vào tủ lạnh vì độ ẩm quá nhiều khiến rau dễ bị biến màu, hư hỏng. Bạn cũng không nên cắt nhỏ rau củ quả làm sẽ mất đi các chất dinh dưỡng thiết yếu và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Nếu bạn có thói quen rửa rau thì hãy chắc chắn để rau củ thật ráo nước rồi mới cho vào tủ lạnh. Ngoài ra, bạn có thể lót thêm một vài tờ giấy nhà bếp cùng các loại rau, củ, giấy sẽ hút ẩm và tránh cho rau, củ của bạn bị úng. Khi cần sử dụng đến, bạn mới hãy thực hiện cách rửa rau đúng cách .Dùng túi nilon để bọc thực phẩm

Nên cho rau, củ vào túi nilon để ngăn sự bay hơi nước, độ ẩm sẽ cao hơn, giữ được độ tươi lâu hơn. Túi nilon mà bạn sử dụng nên được làm từ chất liệu PP để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bạn và gia đình.

Cách bảo quản rau, củ trong tủ lạnh bằng túi ni-lon hoặc màng bọc thực phẩm để bọc rau củ trước khi cho vào tủ lạnh:

Rau, củ muốn tươi lâu thì cần độ ẩm từ 80-95% nhưng trong tủ lạnh thường có độ ẩm vào khoảng 65%. Vì vậy bạn nên cho chúng vào túi ni-lon hoặc màng bọc thực phẩm để ngăn sự bay hơi nước, độ ẩm sẽ cao hơn, giữ được độ tươi lâu hơn. Túi ni-lon mà bạn sử dụng nên được làm từ chất liệu PP để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bạn và gia đình.

Thời gian bảo quản rau, củ trong tủ lạnh

Các bạn cũng cần lưu ý đến thời gian bảo quản được rau, củ trong tủ lạnh tối đa 3 hoặc 4 ngày. Đối với các loại củ, nếu không sử dụng hết thì nên cho củ vào trong bọc nilon đục lỗ và bảo quản trong tủ lạnh tối đa 2 ngày nữa. Riêng với các loại củ su su, cà rốt, súp lơ bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh được tới 10 ngày.

Khi cho thực phẩm vào tủ lạnh bạn nên ghi lại thứ tự lưu trữ. Hoặc chia thực phẩm theo món ăn trong thực đơn từng ngày, để tránh việc để quên thực phẩm quá lâu.

Lau dọn tủ lạnh thường xuyên

Khoảng 2 tuần hoặc 1 tháng nếu bạn là người bận rộn, hãy cố gắng sắp xếp thời gian để vệ sinh tủ lạnh của gia đình bạn. Quá trình lưu trữ thực phẩm có thể làm rơi các mảnh vụn nhỏ bám lại trong tủ lạnh gia đình. Từ đó, các vi sinh vật, nấm mốc có thể sinh sôi và phát triển trong tủ lạnh và tấn công các loại thực phẩm khác.

Một số mẹo bảo quản với từng loại rau cụ thể:

Rau diếp và cần tây: Rau diếp và cần tây sau khi ráo nước nên được quấn bằng khăn giấy rồi mới cho vào túi nhựa. Cách này sẽ giúp rau vẫn tươi thêm ít nhất một tuần.

Khoai tây hoặc hành tây đã cắt lát: Khoai tây hay hành tây sau khi cắt lát cũng có thể bảo quản bằng cách lấy khăn giấy phủ lên phần đã cắt và cất lại vào túi nhựa có khóa kéo.

Cà rốt: Để giữ cà rốt tươi ngon lâu cả tuần, hãy gói chặt trong một hộp nhựa để ngăn chặn sự bốc hơi hoặc bảo quản trong một hộp đựng kín.

Các loại củ: Khoai tây, hành tây, gừng, tỏi và khoai lang nên được bảo quản ở nơi tối hay trong một túi tối màu, ánh sáng mặt trời sẽ làm cho chúng nảy mầm và không ăn được.

Rau lá: Rau không bị ướt sẽ giữ được độ tươi lâu hơn.

Thời gian giữ rau củ cụ thể theo từng loại

2-3 ngày: măng tây, cải bắp.

3-5 ngày: bông cải xanh, đậu Hà Lan, hành lá.

1 tuần: đậu, súp lơ, dưa chuột, rau lá xanh, tỏi tây, rau diếp, ớt, bí ngô.

1-2 tuần: cần tây.

2 tuần: củ cải, cà rốt, củ cải.

Chú ý: Khi mua rau củ quả, bạn nên lựa chọn những sản phẩm tươi xanh tự nhiên, hình dáng nguyên vẹn, không bị dập nát, hư hỏng hay bị héo. Ngoài ra, bạn cũng đừng bao giờ mua rau đã bảo quản lạnh vì khi mua về bạn luôn cần phải để rau ở nhiệt độ thấp, nếu không sẽ rất nhanh hỏng và bạn cũng rất khó biết được rau đã được bảo quản lạnh tại cửa hàng trong bao lâu.

Khi đến tay người dùng, nhiều loại thực phẩm vẫn còn tiềm ẩn thuốc trừ sâu. Làm thế nào để rửa sạch chúng? Những mẹo vặt sau sẽ giúp bạn. 

Lý do cần rửa sạch hóa chất nguy hại ra khỏi rau củ quả:

1. Bảo vệ bộ não

Nhiều loại thuốc trừ sâu sản sinh hóa chất Organophosphate sẽ gây ra chất độc ảnh hưởng đến thần kinh. Khi bị phơi nhiễm, chúng sẽ gây ra bệnh Parkinson làm rối loạn sự vận động của cơ thể.

2. Giảm nguy cơ ung thư

Thuốc trừ sâu được dùng rộng rãi trong việc diệt cỏ lại là thứ hóa chất chết người gây nên ung thư. Chúng có thể xâm nhập dễ dàng vào máu và nguy hiểm nhất là sữa mẹ.

3. Bảo vệ sức khỏe cho trẻ

Trẻ em là đối tượng đang trong giai đoạn phát triển nên rất dễ mẫn cảm với các hóa chất bên ngoài. Trẻ nhiễm hóa chất từ thuốc trừ sâu sẽ có sức đề kháng yếu, vận động và trí tuệ kém hơn so với trẻ không bị nhiễm.

Rửa rau quả thế nào cho đúng?

Vì những lý do nêu trên, nên việc loại bỏ thuốc trừ sâu khỏi thực phẩm là vấn đề cấp bách hàng đầu. Sau đây là những mẹo vặt đơn giản dễ dàng áp dụng mà bạn cần biết.

1. Ngâm giấm loãng

Cho rau quả vào chậu nước, sau đó cho chút giấm vừa đủ vào chậu. Ngâm hỗn hợp trong khoảng 15 phút, rồi vớt rau củ quả ra, rửa lại sạch với nước, để ráo và sử dụng.

2. Ngâm nước muối

Đặt rau củ hoặc hoa quả vào chậu, hòa tan hỗn hợp 4 cốc nước ấm với 2 thìa muối rồi đổ vào chậu rau củ quả. Ngâm trong khoảng 20-30 phút. Sau đó vớt thực phẩm ra, rửa lại kỹ với nước lạnh.

Không nên áp dụng phương pháp này đối với các loại trái cây vỏ mỏng vì như thế nước muối sẽ làm hỏng trái cây.

3. Phun trực tiếp dung dịch thiên nhiên lên bề mặt

Trộn 2 thìa nước cốt chanh, 2 thìa giấm trắng vào cốc nước. Đổ hỗn hợp này vào bình phun. Trước khi phun lên rau quả, lắc mạnh bình để hỗn hợp dung dịch được trộn đều. Phun lên rau quả, chà xát chúng trong khoảng 30 giây và sau đó rửa lại bằng nước lạnh.

4. Gọt vỏ

Đây có lẽ là cách hiệu quả nhất để loại bỏ lưu lượng hóa chất trên thực phẩm tươi, trừ những loại vỏ mỏng hoặc không có vỏ, cuống.

Các loại rau như bắp cải, cần tây, rau diếp… thì nên cắt bỏ phần ngọn hoặc phần ngoài cùng của chúng.

5. Không dùng thuốc tẩy

Khi dùng thuốc tẩy trên rau quả, những hóa chất trong thuốc tẩy không những bị bám lại trên lỗ hấp thụ của vỏ mà từ đó còn gây ra thêm nhiều hệ lụy khác.

6. Rửa sạch với nước lạnh

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng 75%-80% lượng thuốc trừ sâu giảm đi đáng kể sau khi được rửa bằng nước lạnh. Nhưng giải pháp thực sự ở đây nằm ở việc bạn chà xát vỏ ngoài của chúng như thế nào.

Hãy rửa rau quả bằng nước lạnh và dùng bàn tay ma sát kỹ phần vỏ trong khoảng ít nhất là 30 giây.

Trên đây là những mẹo vặt hay để rửa rau đúng cách, loại bỏ độc tố từ thuốc trừ sâu.